Đèn led âm trần là công nghệ tiên tiến nhất về chiếu sáng trên thị trường Việt Nam hiện nay. Sản phẩm với các ưu điểm vượt trội như hiệu suất chiếu sáng ổn định, an toàn, tuổi thọ cao. Tuy nhiên không có sản phẩm nào hoàn hảo mọi mặt cả, thiết bị đèn led dù rất ít nhưng vẫn thỉnh thoảng xảy ra hiện tượng nhấp nháy. Điều này gây ra cảm giác khó chịu cho người dùng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đèn led âm trần bị nhấp nháy do đâu và cách khắc phục.

Đèn led âm trần bị nhấp nháy do đâu?

Nguồn điện không ổn định

Nguồn điện đầu vào của đèn led dao động từ 185V đến 220V. Nếu công suất điện của chúng ta thấp hơn mức đó thì đèn led sẽ bị nhấp nháy và chắc chắn sẽ nhanh hỏng. Trong trường hợp này chúng ta nên sử dụng ổn áp cho dòng điện của nhà mình, hoặc có thể nghĩ đến phương án thay thế dây dẫn nếu dây quá bé để đảm bảo cho nguồn điện có công suất ở mức ổn định.

Hỏng chấn lưu hoặc tụ điện

Bộ phận này có chức năng lưu và bù điện cho thiết bị. Trong quá trình sử dụng lâu dài sẽ gây ra hiện tượng chấn lưu bị quá tải hoặc tụ điện tụ không đủ công suất. Với trường hợp này tốt nhất ta nên thay chấn lưu hoặc tụ mới để đảm bảo hơn; việc này yêu cầu người có kinh nghiệm sửa chữa đèn nên để người có chuyên môn tiến hành.

Hỏng driver hay bộ đổi nguồn LED

Cũng giống như chấn lưu và tụ, bộ phận nguồn này có tác dụng chuyển từ dòng điện xoay chiều về một chiều, đảm bảo đèn vận hành tốt trong quá trình sử dụng. Sau thời gian dài sử dụng, những driver kém chất lượng có thể bị chập, hỏng hóc cũng gây ra hiện tượng nhấp nháy cho đèn. Điều này còn dễ xảy ra hơn khi nguồn điện của nước ta không được ổn định. Khi mua sản phẩm khách hàng nên tìm mua thiết bị đèn có driver tốt, chất lượng cao thì sẽ có được tuổi thọ thiết bị cao.

Đèn bị ẩm hoặc ngấm nước

Với những trần nhà hay tường không đảm bảo có thể khiến nước mưa ngấm vào khu vực lắp đặt đèn. Sẽ làm cho đèn bị chạm mát, gây ra hiện tượng nhấp nháy và sẽ hỏng nhanh chóng. Vấn đề này còn liên quan đến kết cấu của ngôi nhà, tốt nhất là trước khi lắp đặt chúng ta nên kiểm tra kĩ khu vực lắp đặt. Bởi đèn led cần một không gian thoáng mát và khô ráo để hoạt động tốt. Chúng ta cũng có thể lựa chọn những sản phẩm chất lượng có chỉ số chống thấm(IP) cao. Bóng đèn led đạt chuẩn là bóng có chỉ số IP68.

Bộ tản nhiệt kém chất lượng

Kẻ thù lớn nhất của đèn led là nhiệt độ. Một bộ tản nhiệt kém chất lượng sẽ không thể giải tỏa hết lượng nhiệt khi chip led phát sáng. Sử dụng lâu ngày dẫn đến chip led bị hỏng hoặc nhấp nháy. Khi mua đèn nên chọn loại có bộ tản nhiệt tốt để bảo đảm vận hành cho thiết bị.

Cách khắc phục đèn led âm trần bị nhấp nháy

–  Kiểm tra điện áp đầu vào driver, và điện áp đầu ra (từ driver sang LED); nếu không tương thích, hãy thay thế bằng một driver khác.

– Nguồn điện áp không ổn định cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đèn led bị nháy. Hãy sử dụng bộ ổn áp để đảm bảo điện áp được cung cấp ổn định.

– Driver chuyển đổi dòng điện từ cao áp sang dòng điện một chiều mà LED có thể hoạt động được. Nếu vì lý do nào đó, điện áp cung cấp cho đèn LED không nằm trong tầm kiểm soát của Driver, LED có thể chuyển giữa chế độ bảo vệ và chế độ hoạt động bình thường qua lại, gây ra hiện tượng nhấp nháy. Trường hợp này bạn cũng cần thay thế một driver tốt hơn.

– Một thiết bị điều chỉnh độ sáng có thể bật tắt đèn LED với chu kỳ 0.1ms – 0.9ms để đạt được 1 ~ 100% độ sáng tối đa. Nó thường làm việc ở tần số cao hơn 200Hz nên con người không thể nhận ra sự nhấp nháy. Nếu bằng cách nào đó nó bật và tắt ở một tần số quá thấp, nhấp nháy có thể được nhìn thấy. Tuy nhiên điều này rất khó xảy ra.

– Cuối cùng, đèn led của bạn không có chức năng chống thấm, có thể chúng đang bị ẩm hoặc ngấm nước. Hãy kiểm tra và thay thế một đèn led có cấp bảo vệ IP cao hơn.

Kẻ thù lớn nhất của công nghệ LED là nhiệt. Nếu không tản nhiệt tốt nó sẽ nhanh chóng bị rút ngắn tuổi thọ dẫn đến chip LED bị hỏng. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên mua bóng đèn mới.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *