Cách lắp đặt đèn led ốp trần rất dễ dàng và đơn giản bởi bạn chỉ cần gắn đèn lên trần nhà bê tông, trần gỗ, thạch cao,… bằng vít chuyên dụng mà không cần phải khoét lỗ như cách lắp đặt đèn led âm trần. Chính vì thế quá trình thay thế, sửa chữa đối với đèn led ốp trần nổi cũng đơn giản, nhanh chóng hơn.
Xem thêm chủ đề liên quan khác:
Những lưu ý khi trước khi lắp đặt đèn led ốp trần
– Trong quá trình lắp đặt cần tuyệt đối cẩn thận để đảm bảo an toàn. Ngắt cầu chì trước khi lắp đặt để đảm bảo an toàn cho bản thân. Nếu như bạn không có chuyên môn hay kinh nghiệm về việc lắp đặt hãy để thợ điện lắp đặt giúp bạn để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
– Để đảm bảo đèn hoạt động bình thường bạn nên sử dụng đúng điện áp ghi trong thông tin kỹ thuật của đèn. Không lắp đèn led ốp trần nổi với mức điện áp lớn hơn mức cho phép.
– Để đảm bảo hơn trong quá trình lắp đặt hãy trang bị thêm các dụng cụ bảo hộ như: găng tay, kính an toàn,…
– Để tạo ra hiệu ứng ánh sáng tốt nhất đồng thời tiết kiệm chi phí thì trước khi lắp đặt phải tính toán thật kĩ số lượng đèn, công suất, vị trí lắp đặt,… Đánh dấu sẵn các vị trí dự định lắp đèn.
– Khi lắp đặt đèn led ốp trần nên tránh vị trí có thiết bị tỏa nhiệt mạnh để tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn.
– Cần đảm bảo cách lắp đặt đèn led ốp trần nổi phải chắc chắn
– Đọc kĩ hướng dẫn trước khi lắp đặt đèn ốp trần nổi.
Chuẩn bị dụng cụ để lắp đặt đèn led ốp trần nổi
– Đèn led ốp trần mới.
– Nguồn driver đi liền với đèn
– Nguồn điện cung cấp cho đèn
– Tua vít
– 1 cái terminal (đây là một loại phụ kiện để đấu dây điện
– 2 ốc vít loại lớn dùng cho bê tông
– 2 ốc vít nhỏ giữ đèn và thanh thép cố định trên trần.
Cách lắp đặt đèn led ốp trần nổi qua 7 bước hướng dẫn chi tiết
Hướng dẫn cách lắp đặt đèn led ốp trần :
– Bước 1: Ngắt điện để đảm bảo an toàn, dùng bút thử điện để kiểm tra xem điện đã được ngắt hoàn toàn chưa.
– Bước 2: Dùng terminal để kết nối nguồn Driver với nguồn điện 220V. Bạn nên dùng terminal để đảm bảo an toàn bởi nếu sử dụng băng dính đen sau một thời gian thì keo của băng dính dễ bị oxi hóa và bị bung ra, khi đó 2 dây điện gần nhau dễ gây ra chập, cháy nổ.
– Bước 3: Sử dụng ốc vít dài cố định thanh giữ lên trần nhà.
– Bước 4: Kết nối nguồn Driver và đèn led ốp trần.
– Bước 5: Đặt nguồn Driver vào bên trong của đèn, đảm bảo không để lòi dây ra ngoài.
– Bước 6: Dùng ốc vít cố định đèn và thanh giữ sao cho đèn ốp sát vào trần.
– Bước 7: Kiểm tra và test đèn