Thông số quan trọng của ánh sáng : Watt, Lux, CRI trong chiếu sáng

Để đánh giá chất lượng của đèn LED ngoài lumen ra chúng ta cần quan tâm đến  3 thông số cơ bản là :Watt, Lux CRI , cùng phân tích 3 chỉ số này trong bài viết dưới đây .

Watt là gì ?

Watt (viết tắt là W) là đơn vị đo công suất P trong hệ đo lường quốc tế, lấy theo tên của James Watt. Công suất cho biết sự thay đổi năng lượng ΔE trong 1 khoảng thời gian Δt. 1 Watt là sự thay đổi của năng lượng 1 Joule trong 1 giây. Công suất điện tại thời điểm t được tính theo P(t) = U(t) · I(t), với U(t), I(t) là các giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế và cường độ dòng điện tại t, khi chúng không lệch pha.“- theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Watt

Khi đèn LED chưa phổ biến, người tiêu dùng thường chú trọng công suất của bóng đèn là bao nhiêu ? watt càng lớn thì ánh sáng càng mạnh. Cho đến khi đèn LED được ứng dụng nhiều cho giải pháp chiếu sáng, với ưu điểm rõ rệt, watt vẫn quan trọng nhưng không hẳn là thước đo độ mạnh của ánh sáng . Bởi một chiếc bóng LED công suất 7w có thể tương đương với một chiếc đèn sợi đốt có công suất 60w .

Lux là gì ?

Lux là đơn vị tính công suất ánh sáng, lượng ánh sáng chiếu trên bề mặt cụ thể Lux là thước đo khu vực được chiếu sáng. Lượng Lumen trên một mét vuông = LUX
► 1 Lux là cường độ ánh sáng được tạo ra bởi một ngọn nến đổ sáng trên bề mặt từ góc 90 độ khoảng cách 1 mét
► 1 LUX = 1 LUMEN/m²
► LUX được sử dụng để xác định cường độ ánh sáng cần trong văn phòng, trường học và các nơi làm việc khác. Lý do mà bạn xác định rõ ràng Lux trên mét vuông để hợp lý các chức năng.
Trong trường hợp ánh sáng là không đủ tốt, (không đủ LUX) bề mặt của vật cần chiếu sáng sẽ rất mờ.
Lux_la_gi Lux là gì?
Một số ví dụ về cường độ sáng trong tự nhiên:

– Ánh sáng mặt trời: 100.000 – 130.000 lux

– Ánh sáng ban ngày bình thường, không phải ánh sáng mặt trời trực tiếp: 10.000 – 20.000 lux

– Ngày có mây: 1000 lux

– Văn phòng: 200 – 400 lux

– Ngày quá tối: 100 lux

– Mờ sáng: 10 lux

– Trời sẩm tối : 1 lux

– Trăng tròn : 0,1 lux

– Trăng khuyết : 0,01 lux

– Trời tối nhiều mây và không có trăng: 0,0001 lux

Sự khác biệt giữa các đơn vị lumen và lux là lux tính đến khu vực mà quang thông được truyền. Một quang thông là 1000 lumens, được tập trung vào một khu vực 1m2, chiếu sáng khu vực đó với một độ chiếu sáng là 1000 lux.

1 Lux = 1 Lumen / m2.

Cũng cần nhớ rằng, cường độ ánh sáng tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa vật được chiếu sáng và nguồn sáng

Lux là gì ?

CRI là gì ?

CRI- là viết tắt của cụm từ Color Rendering Index, nghĩa là “CHỈ SỐ HOÀN MÀU“. CRI thể hiện chất lượng ánh sáng của đèn và ảnh hưởng trực tiếp đến màu sắc, độ trung thực của vật được chiếu sáng. Đây là chỉ số  cực kỳ quan trọng đối với các loại đèn chiếu sáng nói chung và đèn LED nói riêng. CRI càng cao bao nhiêu thì chất lượng ánh sáng càng tốt bấy nhiêu.

Nhìn qua hình ảnh, bạn có thể thấy sự khác biệt của tấm ảnh khi thay đổi chỉ số CRI. Tóm lại, CRI là chỉ số phản ánh độ trung thực của màu sắc vật được chiếu sáng. CRI càng cao thì chất lượng hình ảnh của vật được chiếu sáng càng chân thực. Một số thông tin về chỉ số này với từng không gian khác nhau

  • CRI = 100: Ánh sáng bán ngày là ánh sáng có độ trung thực nhất
  • CRI = 0: Ánh sáng đơn sắc như: xanh, đỏ, tím, vàng…là ánh sáng có độ trung thực thấp nhất
  • CRI <50: Màu sắc của vật bị biến đổi hoàn toàn (khi chiếu sáng vật thể sẽ bị nhợt nhạt, không giống thực tế)
  • CRI từ 50-70: ánh sáng hơi bị biến đổi, có thể dùng trong các ngành sản xuất công nghiệp không cần màu chính xác
  • CRI từ 70-85:Ánh sáng thông dụng, gần như trung thực.
  • CRI từ 85-95: sử dụng cho các khu vực cần phần biệt màu sắc chuẩn như xưởng in màu, xưởng pha chế sơn..

Như vậy, nếu bạn sử dụng một bóng đèn chất lượng thì tương xứng với nó là chỉ số CRI càng cao càng tốt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *